32 Comments
Oct 1, 2023·edited Oct 6, 2023

những dữ kiện và phân tích uyên bác mà không phải chuyên gia thì không thể viết được. Nhưng câu chuyện về việc đưa Putin lên ghế tổng thống là kế hoạch chung của Eltsin, Primakov, Stepasin, Luzkov thì hoàn toàn không giống Eltsin mô tả chi tiết trong cuốn hồi ký Cuộc chạy đua tổng thống và hồi ký 8 tháng trên cương vị thủ tướng của Primakov. Có thể sau này Putin vẫn trọng dụng các ông kia vì uy tín và đạo đức, năng lực của họ chứ không phải vì họ đã giúp đưa Putin lên ghế tổng thống. Còn các ông kia quay lại hỗ trợ Putin vì họ nhận ra năng lực của Putin (và biết họ không phải là đối thủ). Cũng có thể suy diễn là chính Eltsin đã chọn các ông này để phò trợ Putin bằng cách đưa họ lên ghế thủ tướng rồi bất ngờ sa thải khiến họ hụt hẫng phải ra lập đảng đối lập để sau đó khi Putin lên nắm quyền thì trọng dụng lại (kiểu đế vương tâm thuật của các hoàng đế trung quốc lúc truyền ngôi ngày xưa). Nhưng đọc hồi ký của Eltsin thì có lẽ đó đơn thuần chỉ là các giải pháp tình thế của Eltsin trong lúc rối ren và cố gắng chuyển giao êm thấm cho người mà ổng chọn. Dù sao cũng cám ơn tác giả.

Expand full comment

On related themes . . .

May interest you . . .

https://les7eb.substack.com/

Free to subscribe . . .

Expand full comment
author

Thank you very much for the recommendation.

Expand full comment
Oct 2, 2023·edited Oct 3, 2023

"Ông nói rằng đang có một cơn say sử dụng vũ lực quân sự trên trường quốc tế và không ai cảm thấy an toàn. Việc này diễn ra là do càng ngày càng có sự coi thường các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế."

Xua quân đi xâm lược, chà đạp lãnh thổ được quốc tế công nhận của nước khác thì không có tư cách để nói chuyện "các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế". Đừng quên là chính bản thân chính quyền Nga đã công nhận Crimea và 4 vùng chiến sự hiện nay thuộc lãnh thổ Ukraine (Budapest Memorandum năm 1994 chỉ là 1 trong số đó, ngoài ra còn rất nhiều giấy tờ pháp lý giữa 2 nước thời trước 2014 lúc quan hệ còn nồng ấm).

Expand full comment

Việc bạn dừng hay đọc tiếp không ảnh hưởng gì đến ai cả, vì nó là quyết định của bạn thôi. Đôi khi người ta chỉ đoc những gì họ muốn đọc, chỉ nghe những gì họ muốn nghe, và bởi vì thành kiến, thiên vị đã được cố kết vững chắc trong nhận thức của họ về một vấn đề nào đó. Có thể bạn mong chờ những kết luận trong bài viết để lên án, để đả kích "cuộc xâm lược" (theo định nghĩa của bạn) của Nga, nhưng không thấy nên bạn thất vọng thôi.

Mình thì bản thân cũng có cảm tình với Nga và hệ giá trị của Nga, nên bình luận có thể không khách quan. Nhưng bài viết này mình thấy tác giả không nhằm bào chữa cho nguyên nhân phát động cuộc chiến, mà chỉ đang đem đến thông tin và dữ liệu (mà theo mình là rất thú vị) về hậu trường, về sư vận động lịch sử và các biến chuyển chính trị của một quốc gia từng là siêu cường trên thế giới và đến giờ vẫn là một thế lực hùng mạnh có ảnh hưởng đến chính trường quốc tế. Ngược lại, nếu có một chuỗi bài viết nào cung cấp được thêm thông tin, góc nhìn, suy nghĩ, phản ứng của dư luận, của xã hội, của giới chóp bu, tinh hoa chính trị của Ukraine, thì mình rất háo hức được đọc nó để biết thêm. Lịch sử và các sự kiện của nó không có kết luận hằng đúng hay hằng sai, chỉ là mình đặt nó ở lăng kính nào, hệ quy chiếu nào và bối cảnh nào để nhận định thôi. Ví dụ (chỉ là ví dụ) ở đây, biết đâu Putin chấp nhận hi sinh hình ảnh chính trị của mình, chấp nhận mang tiếng độc tài bạo chúa phát động xâm lược quốc gia khác, nhưng đổi lại được không gian sinh tồn, vị thế đất nước, củng cố được thế và lực của nước Nga... thì khi đó sự đánh đổi đó há chẳng đáng lắm sao?

Ngoài ra, để kết thúc bình luận này, thì để bạn có thể tìm hiểu thêm 2 dữ liệu

- 5 đời Tổng thống Mỹ gần đây nhất đã phát động tổng cộng bao nhiêu cuộc chiến tranh

- NATO từ khi ra đời đã can dự và dính líu vào bao nhiêu cuộc chiến

Rồi tìm hiểu thêm tại sao Mỹ và NATO hăng hái giúp đỡ Ukraine đến thế trong cuộc chiến này. Biết đâu lại vỡ ra cả tá góc nhìn hay ho cho bạn?

Expand full comment
Oct 3, 2023·edited Oct 3, 2023

Cảm ơn bạn đã phản hồi.

1. À tôi nói chưa rõ. Tôi chỉ đọc tới đoạn đó nên chỉ có thể phản biện bao nhiêu đó. Nếu đọc thêm thì rất có thể sẽ tìm ra được nhiều những luận điểm vô hiệu trong bài viết tưởng chừng rất công phu của tác giả.

2. Tôi đã không đề cập đến Mỹ và phương Tây nhưng tôi biết chắc sẽ có người đề cập. Tôi không ảo tưởng về Mỹ và phương Tây, mọi người đều có thể chỉ ra những lần mà họ hành xử theo tiêu chuẩn kép. Tuy nhiên hãy nhớ rằng chỉ ra người khác sai KHÔNG làm cho bản thân bạn trở nên đúng đắn.

3. Tôi coi cách nhìn của bạn về "Putin bạo chúa" (tôi dùng từ của bạn) là trung thực vì nó thực dụng và ít hypocrite (xin lỗi phải dùng từ này) hơn cách của tác giả. Tuy nhiên nếu đã hành xử thực dụng rồi thì lý luận "các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế" cũng nên vứt vào sọt rác.

4. Mặt khác, cách giải thích của bạn mà tôi tạm gọi là "hành động bạo chúa vì quyền lợi quốc gia trên hết" là chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hơn nữa, cách giải thích đó cho phép những thành phần cực hữu ở các nước phương Tây thêm lý do để biện minh cho những hành động sai lầm của chính quyền nước họ. Cuối cùng, cách giải thích như vậy là rất nguy hiểm vì ở 1 thế giới mà các nước lớn chỉ quan tâm đến quyền lợi của chính mình mà xé bỏ các quy tắc quốc tế thì các nước nhỏ sẽ là bên gánh chịu hậu quả thảm khốc nhất (bạn chắc vẫn còn nhớ Vietnam War hay chiến tranh biên giới 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động chứ?). Chính vì cách nhìn đó rất nguy hiểm với 1 nước nhỏ nhưng có vị trí chiến lược như VN, nó dẫn đến điều 5 sau đây.

5. Ngay cả trong tầng lớp tướng lĩnh cao cấp của VN, tức là giới bảo thủ, thì quan điểm chung vẫn cho rằng đây là 1 cuộc chiến phi nghĩa và không thể chấp nhận. Tôi gửi thêm link về bài trả lời phỏng vấn của tướng Vịnh ở bên dưới, bạn có thể xem để biết rõ. Không phải ngẫu nhiên mà từ lúc Nga phát động cuộc chiến, VN đã cố gắng nhiều nhất có thể để tránh lên tiếng ủng hộ Nga, khác xa với TQ vẫn ra mặt ủng hộ Nga và chỉ trích NATO. Gần đây nhất VN đã nâng lên đến mức tối đa mối quan hệ với Hoa Kỳ (và sắp tới đây rất có thể là Pháp và Úc, nếu bạn theo dõi tin tức thường xuyên).

Tôi không tìm được link gốc, đây là link audio bài phỏng vấn tướng Vịnh: https://youtu.be/ALRZQ9Q2fYI?si=s1Jf1ixyqkPOWsbq

Expand full comment

Bạn ko thể dẹp được định kiến và đọc hết bài viết thì khó mà có cơ sở phản biện. Các lập luận của bạn mơ hồ và dẫn nguồn từ một quan điêm khác để bảo vệ cho định kiến của bạn. Lịch sử và chính trị để thấu hiểu thì dẹp bớt định kiến để đọc hết các quan điểm từ đó mới đủ dữ liệu mà so sánh chứ!

Expand full comment
Oct 9, 2023·edited Oct 9, 2023

Nói quan điểm chung của tầng lớp tướng lĩnh bảo thủ phản đối cuộc chiến là chủ quan. Ông Vịnh về hưu từ 2021 rồi có phải quan điểm chung của cả quân đội đâu. Chứ ông Lê Văn Cương hồi đầu chiến tranh công khai chỉ trích nguyên nhân chiến tranh tại NATO đông tiến trên kênh chính thống VTV thì chắc k tham vấn nội dung với quân đội? Thực chất k ai biết rõ quan điểm của cả quân đội thế nào cả. Chỉ biết duy nhất quan điểm chung của toàn chính quyền VN là k ủng hộ và cũng k lên án Nga, việc các anh các anh tự giải quyết. K ủng hộ vì cần danh nghĩa, và chính VN cũng k muốn ủng hộ ly khai và chiến tranh. Nhưng cũng k có lên án, VN vẫn cần duy trì quan hệ với các nc Nga và đồng minh của Nga, vì đó là nhu cầu dựa trên thực tế chính trị. VN đã nâng mức quan hệ cao với Âu Mỹ, nhưng cũng k hề hạ thấp đi mối quan hệ với Nga, số đối tác chiến lược của VN chỉ có đa dạng thêm, k có mất bớt

Expand full comment
Oct 7, 2023·edited Oct 7, 2023

Nhưng lúc ông ta cảnh báo điều đó là năm 2007, lúc đó Putin có tư cách nói thế đấy vì ông ta chưa có phá vỡ cái luật lệ nào thời điểm đó cả. Người mà đang chà đạp luật lệ quốc tế chỉ có mình NATO thôi, và sau đó NATO vẫn phớt lờ cảnh báo của Putin và chà đạp thêm vài lần nữa, k có tí hậu quả, k luật lệ quốc tế nào trừng phạt hết, k có thằng lãnh đạo NATO nào bị truy nã sau khi phá banh đất nước người ta hết. Và chính cái đó thúc đẩy Putin sẵn sàng phá vỡ luật lệ, dựa trên những tiền lệ và sự suy yếu toàn tập của luật lệ quốc tế mà chính NATO tạo ra cho thế giới mà thôi.

Expand full comment
Oct 7, 2023·edited Oct 7, 2023

1. Sau tháng 2/2022, Putin vẫn đều đặn đề cập về "các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế", trong các buổi họp báo về chiến sự, và đặc biệt là trong những lần chỉ trích NATO.

2. (Again) chỉ ra người khác sai KHÔNG làm cho bạn trở nên đúng đắn.

Expand full comment
Oct 9, 2023·edited Oct 9, 2023

1. Nhưng năm 2007, việc ông ta đề cập vậy, chẳng hề sai. Và 2022 ông ta nói tiếp cũng chả mất cái gì, vặn lại đám NATO chỉ trích ông ta, đưa bài toán về "bọn bay cũng k có tư cách nói về cái này" giống bạn nói, cấm dc à. Và những cái trên cũng chả liên quan gì đến bài viết, vì cái câu trích trong bài cũng k phải để bao biện cho Putin, mà là để mở đầu cho việc Putin k hài lòng về cách NATO hành xử với trật tự thế giới lúc đó. Và cái thái độ công khai này là sự mở đường cho những hành động về sau cũng như những tiền lệ của ông ta để chống lại NATO

2. Ừ đúng, chỉ kẻ khác sai k khiến mình đúng, nhưng ở đây cũng k có đề cập đến việc Putin đúng hay sai. Mà là hệ thống luật lệ đã trở nên bất công và suy yếu (hoặc ngay từ đầu, những thứ tốt nhất nó làm chỉ đến vậy), đến độ chả có kẻ nào phá nó làm sao hết ngoài việc bị....lên án mồm. Vậy thì điều gì sẽ tiếp tục ngăn nc lớn phá luật? Điều gì sẽ giúp cho giới lãnh đạo Nga tin rằng tuân thủ luật lệ thì NATO k đụng đến họ trong 1 tương lai xa, khi quốc gia nào cũng có lúc mạnh lúc yếu. Nếu NATO có thể phá và tiếp tục phá luật, k chịu hậu quả, tại sao Nga k sẵn sàng làm tương tự, để đảm bảo vị trí tốt nhất cho mình? Chẳng cần ở vị thế của Putin, cũng rất dễ nhìn ra lựa chọn nào nó rất hiển nhiên sẽ dc chọn rồi. Nên kể tên những kẻ đầu têu cho việc này k có thừa, khi nào đám này bị xử trc, phải chịu hậu quả theo đúng luật lệ, thì mới có tiền lệ mà xử những thằng khác. Ngay từ đầu đã làm dc như vậy, thì chả có cuộc chiến tranh nào xảy ra dc cả.

Expand full comment

vắng mợ thì chợ vẫn đông, bye

Expand full comment
Oct 2, 2023·edited Oct 2, 2023

Đọc đến đoạn đó thì tôi dừng. Nếu đọc thêm thì chắc mất ngủ vì phẫn nộ bởi sự dối trá.

Expand full comment

Tư duy chỉ như trẻ con mẫu giáo đánh trận giả thì tốt nhất đừng đọc những bài viết như thế này.

Expand full comment

Ko thể giải thích chính trị cho 1 đứa trẻ mới lên mẫu giáo vs niềm tin ngây thơ rằng mọi thứ đều vận hành theo luật dc :v

Expand full comment

Việc của độc giả sau khi đọc phần này là vào các trang YouTube đang vi phạm bản quyền tác giả báo cáo nó. Một hạt cát không là gì, nhưng góp gió sẽ thành bão. Hãy chung tay.

Expand full comment
Oct 6, 2023·edited Oct 6, 2023

Anh Blocker có vẻ khá ngây thơ khi đánh giá về động cơ của các nước lớn. Người Mỹ luôn nói rằng: Không có tình bạn vĩnh cửu, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu. Vì thế dù muốn hay không muốn thì việc hành xử của các nước lớn vẫn luôn là vì lợi ích quốc gia của họ mà thôi. Các nguyên tắc quốc tế mà bạn nhắc đến nó cũng chỉ là công cụ do các quốc gia lớn lập lên nhằm kiểm soát phần còn lại của thế giới, chứ nó chả phải là công lý hay công bằng gì cả đâu. Nên chà đạp hay không chà đạp là hoàn toàn vô nghĩa!

Expand full comment
Oct 9, 2023·edited Oct 9, 2023

Những nguyên tắc này, trc đó có bao nhiêu kẻ làm sai, nhưng chả bị phạt gì hết. Nhưng những thằng làm sai này lại liên tục ép những người khác tuân theo, và chúng nó lại tiếp tục làm sai tiếp. Vậy thì, tôi có nên tin tưởng tiếp cái hệ thống này sẽ bảo vệ dc tôi khi chính những thằng đó nhắm vào tôi không? Hay ủng hộ 1 cách "có chọn lọc", chẳng phải tốt hơn? Xét cho cùng, hệ thống luật lệ quốc tế dựa trên tinh thần tự nguyện, k có tính ép buộc giống như luật pháp nội bộ của 1 quốc gia, thằng nào sai thì có thể dùng bạo lực bỏ tù (vì LHQ chưa bao giờ có cái năng lực để cưỡng chế toàn bộ các thực thể bên trong nó tuân thủ cả)

Expand full comment

Cảm ơn

Expand full comment

Quá dài mà vẫn thấy ngắn. Cám ơn tác giả đã tổng họp, nghiên cứu và đánh giá.

Expand full comment

Cháu chào bác. Chắc bác bận. Bác có thể viết tiếp phần tiếp theo được không ạ. Cảm ơn bác.

Expand full comment

Hay nhất

Expand full comment

Cảm ơn bác tác giả

Expand full comment

You are most welcome . . .

Expand full comment

Chính trường thế giới là 1 cuộc chiến cá lớn nuốt cá bé, ko giành cho những kẻ ngây thơ, mỗi quốc gia luôn có 1 mục đích là tồn tại và phát triển, ko bị những con cá to hơn làm thịt, luật chỉ giành cho kẻ mạnh. Nếu mọi thứ đều có thể giải quyết bằng luật pháp và ngoại giao thì chúng ta cũng chả cần quân đội làm gì. Quy mô nhỏ như quốc gia mà luật pháp đôi khi còn ko giảo quyết dc hết thì làm gì có gì răn đe dc các siêu cường.

Expand full comment

Cảm ơn vì đã chia sẻ.

Expand full comment

quá hay ạ, cảm ơn anh rất rất nhiều

Expand full comment

cám ơn BAT đã dày công nghiên cứu và ra các bài viết để khán độc giả mangj mở mắt giải mã nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến. Với các kênh vi phạm bản quyền và ngạo mạn như vậy, BAT có thể vào trang đó đánh gậy bản quyền thì các kênh đó vĩnh viễn không bao giờ share được lần thứ hai. Chúc BAT sức khoẻ.

Expand full comment